Trao đổi, vận động phía Trung Quốc sớm xem xét bổ sung thêm các cửa khẩu được phép nhập khẩu trái cây tươi trên tuyến biên giới đất liền
Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ cho phép 9 loại trái cây của Việt Nam được nhập khẩu, trong khi Thái Lan đã được Trung Quốc cho phép nhập khẩu 22 loại trái cây, điều này vô hình trung đã làm ta mất lợi thế so với quốc gia có nguồn cung tương tự như Thái Lan. Việc thúc đẩy tiến độ mở cửa thị trường cho nông sản Việt, đặc biệt là trái cây sang Trung Quốc đang được các bộ ngành triển khai, trong đó có Bộ Công Thương.
Thị trường xuất khẩu trái cây lớn của Việt Nam
Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, xuất khẩu rau quả tháng 4 năm 2021 đạt 380 triệu USD, giúp ngành hàng này thu về 1,35 tỷ USD chỉ trong vòng 4 tháng qua, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của rau quả Việt xuất khẩu với 64,7% thị phần. Cụ thể, quý I/2021 xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 610,8 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, đã có nhiều sản phẩm và thương hiệu có chỗ đứng vững chắc tại Trung Quốc, được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng như thanh long Hoàng Hậu, hoa quả sấy Đức Thành,…
Tuy nhiên, xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc nói chung và trái cây nói riêng đang gặp phải một số khó khăn bởi phải đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ, ngặt nghèo hơn so với trước đây, cả về chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như về quy cách đóng gói. Thậm chí nhiều chuỗi cung ứng trái cây của Việt Nam như thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bưởi, dưa hấu... thực hành theo quy trình nông nghiệp sạch đã xuất khẩu đi nhiều quốc qua có tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản. Hàn Quốc... nhưng vẫn khó xuất khẩu sang Trung Quốc.
Cụ thể, tiến trình trao đổi kỹ thuật, đánh giá rủi ro trong công tác mở cửa thị trường các sản phẩm rau quả của Trung Quốc thường kéo dài, hạn chế phát triển thương mại cho sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.
Đến nay mới chỉ có 9 loại trái cây của Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, bao gồm: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.
Ngoài ra, chính sách quản lý hoạt động biên mậu của Trung Quốc thay đổi liên tục theo hướng thắt chặt kiểm dịch và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cùng nhiều yêu cầu chi tiết về cơ sở đóng gói, nhãn mác...
Bên cạnh đó, một số chủng loại sản phẩm nông sản của Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, giá cả, thương hiệu, hình thức phân phối từ các nước khác có nguồn cung tương tự đang tiêu thụ tại Trung Quốc và với các sản phẩm nông sản cùng loại do chính Trung Quốc cũng đang mở rộng diện tích trồng trọt để chủ động đa dạng nguồn cung cho thị trường nội địa.
Trong khi đó, công tác xây dựng, đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc cho các sản phẩm nông, thủy sản của ta còn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Hình thức phân phối các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc vẫn chủ yếu thông qua kênh thương mại truyền thống, chưa tận dụng và phát huy được kênh thương mại điện tử để có thể thâm nhập sâu hơn, có độ “phủ sóng” cao hơn trong thị trường tiêu dùng nội địa của Trung Quốc.
Thúc đẩy tiến độ mở cửa thị trường
Hiện nay, với quy mô dân số gần 1,5 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông, thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú.
Để tận dụng những cơ hội, lợi thế ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường khi Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm, cùng với những lợi thế về địa lý, đa dạng sản phẩm thì công tác quản lý sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, truy xuất nguồn gốc,… cũng cần phải được quan tâm. Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho doanh nghiệp hai nước thông qua các hội nghị, hội thảo và hoạt động kết nối kinh doanh doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua nền tảng kỹ thuật số nhằm góp phần thúc đẩy thương mại nông, thủy sản song phương trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát triệt để….
Ngoài ra, để có thể tận dụng tốt cơ hội từ thị trường tỷ dân này, nông sản Việt, đặc biệt là ngành hàng trái cây cần thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch.
Cụ thể, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các Bộ, ngành, địa phương biên giới phía Bắc trao đổi, vận động phía Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục pháp lý, kỹ thuật để mở cửa thị trường sớm cho các mặt hàng nông, thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh như sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, tổ yến, khoai lang tím, thủy hải sản tươi sống, sản phẩm sữa các loại, .v.v... để đáp ứng hơn nữa nhu cầu tiêu thụ của người dân Trung Quốc, góp phần tăng trưởng thương mại song phương.
Trao đổi, vận động phía Trung Quốc sớm xem xét bổ sung thêm các cửa khẩu được phép nhập khẩu trái cây tươi trên tuyến biên giới đất liền, đặc biệt qua các tuyến vận tải đường sắt - là phương thức vận chuyển mà hai nước đang thống nhất thúc đẩy phát triển trong thời gian tới; đồng thời tăng cường các chuyến tàu hàng chuyên dụng nhập khẩu nông sản của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mỗi bên.
Phối hợp chặt chẽ, tích cực với phía Trung Quốc tuyên truyền, phổ biến và định hướng các doanh nghiệp hai nước tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và sử dụng hình thức thương mại điện tử (một hình thức thương mại mới đang phát triển hiệu quả) để thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời thay đổi tập quán kinh doanh theo hướng chủ động ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện đúng các yêu cầu hiện hành của hai nước về nhập khẩu nhằm hạn chế rủi ro trong thương mại.
VITIC tổng hợp
Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ cho phép 9 loại trái cây của Việt Nam được nhập khẩu, trong khi Thái Lan đã được Trung Quốc cho phép nhập khẩu 22 loại trái cây, điều này vô hình trung đã làm ta mất lợi thế so với quốc gia có nguồn cung tương tự như Thái Lan. Việc thúc đẩy tiến độ mở cửa thị trường cho nông sản Việt, đặc biệt là trái cây sang Trung Quốc đang được các bộ ngành triển khai, trong đó có Bộ Công Thương.
Thị trường xuất khẩu trái cây lớn của Việt Nam
Báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, xuất khẩu rau quả tháng 4 năm 2021 đạt 380 triệu USD, giúp ngành hàng này thu về 1,35 tỷ USD chỉ trong vòng 4 tháng qua, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của rau quả Việt xuất khẩu với 64,7% thị phần. Cụ thể, quý I/2021 xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 610,8 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, đã có nhiều sản phẩm và thương hiệu có chỗ đứng vững chắc tại Trung Quốc, được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng như thanh long Hoàng Hậu, hoa quả sấy Đức Thành,…
Tuy nhiên, xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc nói chung và trái cây nói riêng đang gặp phải một số khó khăn bởi phải đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ, ngặt nghèo hơn so với trước đây, cả về chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như về quy cách đóng gói. Thậm chí nhiều chuỗi cung ứng trái cây của Việt Nam như thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bưởi, dưa hấu... thực hành theo quy trình nông nghiệp sạch đã xuất khẩu đi nhiều quốc qua có tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản. Hàn Quốc... nhưng vẫn khó xuất khẩu sang Trung Quốc.
Cụ thể, tiến trình trao đổi kỹ thuật, đánh giá rủi ro trong công tác mở cửa thị trường các sản phẩm rau quả của Trung Quốc thường kéo dài, hạn chế phát triển thương mại cho sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.
Đến nay mới chỉ có 9 loại trái cây của Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, bao gồm: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.
Ngoài ra, chính sách quản lý hoạt động biên mậu của Trung Quốc thay đổi liên tục theo hướng thắt chặt kiểm dịch và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cùng nhiều yêu cầu chi tiết về cơ sở đóng gói, nhãn mác...
Bên cạnh đó, một số chủng loại sản phẩm nông sản của Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, giá cả, thương hiệu, hình thức phân phối từ các nước khác có nguồn cung tương tự đang tiêu thụ tại Trung Quốc và với các sản phẩm nông sản cùng loại do chính Trung Quốc cũng đang mở rộng diện tích trồng trọt để chủ động đa dạng nguồn cung cho thị trường nội địa.
Trong khi đó, công tác xây dựng, đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc cho các sản phẩm nông, thủy sản của ta còn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Hình thức phân phối các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc vẫn chủ yếu thông qua kênh thương mại truyền thống, chưa tận dụng và phát huy được kênh thương mại điện tử để có thể thâm nhập sâu hơn, có độ “phủ sóng” cao hơn trong thị trường tiêu dùng nội địa của Trung Quốc.
Thúc đẩy tiến độ mở cửa thị trường
Hiện nay, với quy mô dân số gần 1,5 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông, thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú.
Để tận dụng những cơ hội, lợi thế ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường khi Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm, cùng với những lợi thế về địa lý, đa dạng sản phẩm thì công tác quản lý sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, truy xuất nguồn gốc,… cũng cần phải được quan tâm. Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho doanh nghiệp hai nước thông qua các hội nghị, hội thảo và hoạt động kết nối kinh doanh doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua nền tảng kỹ thuật số nhằm góp phần thúc đẩy thương mại nông, thủy sản song phương trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát triệt để….
Ngoài ra, để có thể tận dụng tốt cơ hội từ thị trường tỷ dân này, nông sản Việt, đặc biệt là ngành hàng trái cây cần thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch.
Cụ thể, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các Bộ, ngành, địa phương biên giới phía Bắc trao đổi, vận động phía Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục pháp lý, kỹ thuật để mở cửa thị trường sớm cho các mặt hàng nông, thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh như sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, tổ yến, khoai lang tím, thủy hải sản tươi sống, sản phẩm sữa các loại, .v.v... để đáp ứng hơn nữa nhu cầu tiêu thụ của người dân Trung Quốc, góp phần tăng trưởng thương mại song phương.
Trao đổi, vận động phía Trung Quốc sớm xem xét bổ sung thêm các cửa khẩu được phép nhập khẩu trái cây tươi trên tuyến biên giới đất liền, đặc biệt qua các tuyến vận tải đường sắt - là phương thức vận chuyển mà hai nước đang thống nhất thúc đẩy phát triển trong thời gian tới; đồng thời tăng cường các chuyến tàu hàng chuyên dụng nhập khẩu nông sản của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của mỗi bên.
Phối hợp chặt chẽ, tích cực với phía Trung Quốc tuyên truyền, phổ biến và định hướng các doanh nghiệp hai nước tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và sử dụng hình thức thương mại điện tử (một hình thức thương mại mới đang phát triển hiệu quả) để thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời thay đổi tập quán kinh doanh theo hướng chủ động ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện đúng các yêu cầu hiện hành của hai nước về nhập khẩu nhằm hạn chế rủi ro trong thương mại.
VITIC tổng hợp