Ngày 30/3/2021, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Một số rủi ro trong kinh doanh và cách phòng tránh”. Với nội dung đề cập đến những cách giải quyết những sự cố trong kinh doanh mà doanh nghiệp hay gặp phải, đặc biệt là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt bị ảnh hưởng do sự cố siêu tàu container Ever Given mắc kẹt tại Kênh đào Suez, Hội thảo đã thu hút được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp hội viên và báo chí.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Hiệp hội VLA, cố vấn cao cấp, chuyên gia tư vấn pháp luật của Hiệp hội, luật sư, Trọng tài viên, giảng viên, lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, sinh viên và nhiều hội viên và hơn 60 doanh nghiệp hội viên Hiệp hội VLA.

120 phút của Hội thảo, các thành viên tham dự đã được Hỏi – Đáp các vấn đề mà doanh nghiệp hay gặp phải nhưng còn lúng túng trong quá trình xử lý như: Giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử và Hợp đồng giấy có giống nhau không?; Giao dịch qua các ứng dụng điện tử như Viber, Zalo có được coi là hợp lệ?; hòa giải hay kiện tụng khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh… thậm chí liên quan đến công tác đòi nợ.

Đặc biệt thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như của Báo chí khi Hội thảo đề cập đến vấn đề sự cố siêu tàu container Ever Given mắc kẹt tại Kênh đào Suez - điểm quan trọng trên hành trình xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu gần 1 tuần qua đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường quan trọng này, để lại nhiều hậu quả nặng nề phải giải quyết trong thời gian tới.

Nguồn ảnh: Internet

 

Tổng thư ký VLA Nguyễn Duy Minh cho biết ngày 26/3 VLA đã có Công văn số 15 gửi Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập về việc hỗ trợ cập nhật thông tin cũng như đề xuất các giải pháp hướng dẫn kịp thời cho các doanh nghiệp hội viên biết, xử lý phù hợp. Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ai cấp, đến ngày 30/3, con tàu đã được giải cứu thành công. Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) đã nối lại hoạt động điều hướng qua kênh đào. Tuy nhiên, theo dự báo để giải quyết tình trạng ngẽn tuyến hàng hải qua kênh đào có thể mất từ 3 đến 6 ngày và khả năng xảy ra ngẽn tại các cảng do số lượng lớn tàu cùng đến cập bến dẫn đến thời gian chờ bốc dỡ hàng sẽ kéo dài. Thương vụ đề xuất một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam: Phối hợp chặt chẽ với hãng tàu vận chuyển để cập nhật thông tin về khả năng vận tải, thời gian cập cảng và bốc dỡ hàng cũng như vấn đề bảo hiểm của hãng tàu đối với hoãn hủy lịch trình, giao hàng chậm hay việc hàng hóa có thể bị hư hại trên tàu (đặc biệt đối với hàng thủy sản đông lạnh); Cảnh báo tới các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xem xét những điều khoản khi ký hợp đồng xuất khẩu với phía đối tác nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh trong giai đoạn hiện nay; Trong trường hợp cần hỗ trợ, đề nghị liên lạc với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Cairo theo đầu mối sau: Trưởng Thương vụ Nguyễn Duy Hưng Mobile/Whatsapp: +20 122 124 8986; Phone: +20 2 33366598;Email:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..

Về phía Hiệp hội, Theo Luật sư Ngô Khắc Lễ, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), thành viên Tiểu ban tư vấn pháp luật VLA cho biết thêm trong trường hợp sự cố như thế này, các doanh nghiệp có liên quan cần cập nhật đầy đủ thông tin về hàng hóa, lịch trình và vị trí gặp sự cố của tàu để thông báo ngay cho tất cả các bên liên quan. “Nhiều khi trên hợp đồng mua bán ta chỉ nghĩ rằng có người mua và người bán, tuy nhiên còn các bên liên quan như người mua thì còn các đại lý, vậy nên người bán báo cho người mua, và thông tin tới các đại lý bên mua để báo cho khách hàng về sự cố”, Luật sư Lễ khuyến cáo.

Bên cạnh đó, luật sư cũng lưu ý các doanh nghiệp trong các lô hàng thường xuyên có vận đơn, doanh nghiệp cần lưu ý lấy vận đơn để nắm được điều kiện vận chuyển và có cơ sở giải quyết khi có sự cố xảy ra. Cũng theo Luật sư Ngô Khắc Lễ, cần xem trách nhiệm của hãng tàu thế nào vì có trường hợp hãng vận chuyển không có lỗi trong sự cố.

“Đi sâu cụ thể vào trường hợp này, thì bước đầu có thể thấy đây là lỗi trong hàng vận và quản trị tàu. Tuy có thể là lỗi thuộc về hãng tàu, song doanh nghiệp là chủ hàng cần nắm thông tin thông báo ngay, đặc biệt có lô hàng cần xử lý thì cung cấp thông tin kịp thời về vị trí nằm đâu trên tàu đề phòng trường hợp như vừa rồi thậm chí cơ quan chức trách Ai Cập đã phài tính cả tới phương án là nếu không giải cứu tàu ra được thì phải dỡ hàng”, Luật sư Lễ phân tích

Với xu hướng số hóa hiện nay, VLA dự kiến tiếp tục phát triển những hoạt động tương tự để đáp ứng nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp hội viên.

Tin nổi bật