70% các doanh nghiệp có nhà máy ở Nhật Bản sẽ điều chỉnh lại chuỗi cung ứng của họ, một cuộc khảo sát của Nikkei cho thấy, nhấn mạnh những nỗ lực của công ty để tiến tới một sự bình thường mới trong bối cảnh rủi ro dịch bệnh vẫn tiếp diễn.

Nhiều hoạt động kinh doanh có thể sẽ thay đổi, vì đại dịch vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và các công ty vẫn phải đối mặt với những cản trở lớn.

Cuộc khảo sát của các chủ tịch và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác của các công ty lớn đã được tiến hành vào ngày 25-28 /5, sau khi Nhật Bản dỡ bỏ những hạn chế cuối cùng của tình trạng ứng phó dịch bệnh khẩn cấp trên toàn quốc. 132 doanh nghiệp được khảo sát đã phản hồi các vấn đề điều tra.

Trong số các công ty vận hành các nhà máy ở Nhật Bản, 72,1% cho rằng cần phải thay đổi chuỗi cung ứng. Khi được hỏi họ có ý định thay đổi gì, 65,3% cho biết họ muốn khả năng chuyển đổi nguồn cung ứng linh hoạt hơn trong trường hợp khủng hoảng và 57,1% cho biết họ sẽ ngừng việc phụ thuộc mua hàng vào một quốc gia để đa dạng hóa nguồn cung.

Đối với các bước an toàn mà những các doanh nghiệp đang vận hành các nhà máy tại Nhật Bản, 75% đang tiến hành kiểm tra nhiệt độ của công nhân và 60,2% đang nỗ lực duy trì khoảng cách địa lý giữa các nhân viên.

Đại dịch Covid-19 cũng đang thay đổi cách mọi người làm việc, vì 90,9% các công ty có kế hoạch tiếp tục chính sách làm việc từ xa cho hầu hết cho các văn phòng.

Tổng cộng, 63,2% số người được hỏi cho biết một nửa hoặc nhiều công nhân của họ sẽ làm việc từ xa, bao gồm 4,6% cho biết tất cả công nhân sẽ làm như vậy. Và 89,4% dự định sẽ duy trì chính sách giờ linh hoạt để giảm mật độ của mọi người tại nơi làm việc.


Các nhân viên khẩu trang làm việc trên dây chuyền lắp ráp ô tô tại nhà máy của Mitsubishi Fuso Truck and Bus ở Kawasaki, Nhật Bản. © Reuters

Đại dịch đã đẩy nhanh sự chuyển đổi sang kỹ thuật số, với 63,6% số doanh nghiệp đang tìm cách tăng đầu tư vào kỹ thuật số. Chi tiêu cho thiết bị cho phép làm việc từ xa đã được trích dẫn bởi 87%, trong khi 63,6% có ý định tăng cường bảo mật thông tin, an ninh mạng khi tổ chức làm việc trực tuyến, từ xa. 61% có kế hoạch cho phép xử lý giấy tờ nội bộ trực tuyến, báo hiệu sự thay đổi trong thực tiễn kinh doanh của Nhật Bản về việc kí tá phê duyệt trên các tài liệu giấy.

Cuộc khảo sát cho thấy mối lo ngại lan rộng rằng suy thoái kinh tế sẽ kéo dài, vì 41,5% các công ty không hy vọng thị trường của họ sẽ trở lại mức trước đại dịch trong vòng một năm tới. 29,3% dự đoán kinh tế sẽ phục hồi trong hai năm.

"Tốc độ phục hồi tùy thuộc vào lĩnh vực và khu vực, do đó, sẽ mất ba năm để có được sự phục hồi tổng thể", Kohei Morikawa, chủ tịch và CEO của nhà sản xuất vật liệu Showa Denko cho biết.

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lo lắng về việc mất khách hàng, vì lối sống và hoạt động kinh tế thay đổi trong khi người tiêu dùng ở nhà trong một thời gian dài. Các công ty sẽ cần tận dụng tối đa các cơ hội để có thể tồn tại.

"Chúng tôi đang giới thiệu một nhãn hiệu giá rẻ cho người tiêu dùng trong bối cảnh phải thắt lưng buộc bụng vì dịch bệnh,  ngoài việc cung cấp hàng hóa cao cấp cho những người “mệt mỏi” vì tiết kiệm tiền", Takashi Sawada, chủ tịch chuỗi cửa hàng tiện lợi FamilyMart cho biết.

VITIC biên dịch từ 

https://asia.nikkei.com/Business/Business-trends/70-of-Japan-execs-plan-changes-to-supply-chain-Nikkei-survey

Tin nổi bật